Viêm loét thực quản xảy ra khi khi lớp chất nhầy bảo vệ thực quản bị mất đi tạo điều kiện cho acid dịch vị kích ứng và bào mòn tế bào lót từ đó hình thành dần các ổ viêm loét. Viêm loét thực quản chủ yếu do nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ra. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển gây chít hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản. Nắm được triệu chứng điển hình của bệnh để có kế hoạch thăm khám và điều trị hợp lý.
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét thực quản
Ở một số bệnh nhân có thể không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, theo thống kê đa phần người bệnh viêm loét thực quản đều gặp phải 2 trong số các triệu chứng điển hình dưới đây:
- Ợ nóng: Khi acid dạ dày đi ngược lên thực quản sẽ kích thích các dây thần kinh tại đây, tạo cảm giác nóng, đau rát ở giữa ngực xuất phát từ sau xương ức rồi lan lên cổ và họng. Triệu chứng này xuất hiện ít nhất 2 lần/tuần.
- Nuốt đau và khó nuốt: Khi thực quản bị viêm loét, sự tiếp xúc với thức ăn tại vị trí vết loét thực quản sẽ gây đau, khó nuốt. Triệu chứng khó nuốt ở mỗi người lại thể hiện ra khác nhau. Người bị khó nuốt chất rắn, người lại khó nuốt chất lỏng.
- Ợ trớ: Là cảm giác có một dòng chảy các chất (thức ăn, dịch, acid,…) bị trào ngược vào trong thực quản, miệng, hạ hầu. Ở một số bệnh nhân, chứng ợ trớ có thể mang theo lượng dịch chứa cả thức ăn lên miệng gây cảm giác chua miệng, đắng miệng.
- Đau tức ngực: Người bệnh có cảm giác đau, co thắt ở vùng ngực. Lồng ngực bị đè ép xuống, bó chặt lại, khó thở. Đôi khi có cảm giác đâm xuyên ra phía sau lưng, lên cánh tay nên rất dễ nhầm với triệu chứng bệnh tim mạch.
Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân viêm loét thực quản còn gặp phải một số triệu chứng ít gặp như ho mạn tính, đau rát họng, mòn men răng,…
Các triệu chứng của bệnh viêm loét thực quản tăng lên khi bệnh nhân ăn hoặc cúi gập người, ép bụng, nằm ngửa, khi thay đổi tư thế và giảm đi khi uống một ngụm nước ấm.
Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh viêm loét thực quản
- Người đang mắc bệnh dạ dày sẽ gặp phải vấn đề về tiêu hóa, lượng acid dạ dày liên tục lên cao quá mức sẽ trào lên thực quản gây viêm loét.
- Người thường xuyên ăn đồ có tính chất chua, cay, nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt, xoài xanh,…
- Người sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn, đồ có gas
- Người thường xuyên phải thức khuya, làm việc căng thẳng mệt mỏi kéo dài
- Người bị thừa cân, béo phì, không vận động nhiều
- Người nhiễm nấm Candida quá mức
- Người nhiễm virus Herpes simplex virus hoặc Cytomegalovirus
- Người thường xuyên lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid như aspirin,…
Biến chứng gặp phải nếu không điều trị bệnh kịp thời
Vết loét thực quản nếu không điều trị kịp thời sẽ lan rộng và gây nên những biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Chít hẹp thực quản: Khi các vết loét thực quản lành lại sẽ tạo thành sẹo, gây co phần niêm mạc khiến lòng thực quản bị thu hẹp lại. Cần tiến hành phẫu thuật nong thực quản nếu lòng thực quản co lại với đường kính còn 1 cm.
- Barrett thực quản: Dưới sự tiếp xúc liên tục của acid dạ dày, các tế bào lót tại thực quản bị viêm loét và dần biến đổi cấu trúc. Bệnh nhân barrett thực quản có nguy cơ bị ung thư thực quản cao hơn người bình thường.
- Ung thư thực quản: Giai đoạn đầu ở một số bệnh nhân không có biểu hiện rõ ràng, nhưng khi tế bào ung thư xâm lấn và phát triển mạnh hơn, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như: đau rát khi nuốt, nôn mửa, sụt cân kéo dài, khó thở tức ngực liên tục,…
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét thực quản
Viêm loét thực quản khó trị dứt điểm, đo đó kết hợp nhiều phương pháp giúp rút ngắn thời gian điều trị là hướng đi được nhiều bác sĩ và chuyên gia chia sẻ.
Thông thường, sau khi thăm khám và chẩn đoán bị viêm loét thực quản, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Đối với người bệnh viêm loét thực quản do trào ngược, đơn thuốc sẽ bao gồm các thuốc kháng acid, giảm tiết acid, ức chế sản xuất acid, thuốc làm tăng tốc độ rỗng của dạ dày,..
Ngoài ra, để giảm tác dụng phụ của thuốc Tây và tránh bị phụ thuộc, nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm trào ngược và có thành phần lành loét niêm mạc đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, hãy duy trì cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn tăng thêm 30% tỉ lệ điều trị bệnh thành công.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Khánh Vân (Nguyên chủ nhiệm khoa A8 – Bệnh viện quân đội 108), Gastosic là một trong những sản phẩm trào ngược hiếm hoi có cơ chế tác động đặc biệt, hỗ trợ loại bỏ các căn nguyên gây bệnh trào ngược, có thành phần Nano Curcumin, Cam thảo giúp làm lành các vết loét tại thực quản. Nhờ đó, sản phẩm giúp phục hồi dần sức khỏe cho người bệnh và duy trì được tác dụng lâu lài, hạn chế nguy cơ tái phát.